Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Chính phủ, Bộ LĐ - TB & XH xác định Nhật Bản là địa bàn trọng điểm trong việc phái cử tu nghiệp sinh và xuất khẩu lao động cho nên định hướng: tiếp tục tăng cao số lượng, tăng cường chất lượng tu nghiệp sinh và lao động sang Nhật Bản, tìm mọi biện pháp để giảm tỉ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn tạo hình ảnh tốt đẹp về lao động và tu nghiệp sinh đối với doanh nghiệp và các cơ quản lý Nhật Bản nói riêng và nhân dân Nhật Bản nói chung.



Các doanh nghiệp phái cử phải chú trọng công tác tuyển chọn tu nghiệp sinh. Trước hết, nên tuyển chọn tu nghiệp sinh là những công nhân đang làm việc trong các nhà máy xí nghiệp có cùng ngành nghề sẽ tu nghiệp tại Nhật Bản, có trình độ, phẩm chất đạo đức tốt và thoả mãn các điều kiện mà các doanh nghiệp tiếp nhận đưa ra.

Cải tiến và đổi mới giáo trình cho phù hợp với đối tượng tu nghiệp sinh. Chú trọng giáo dục định hướng. Tăng cường công tác quản lý tu nghiệp sinh trong quá trình đào tạo để loại bỏ những tu nghiệp sinh không đạt yêu cầu về học tập, sinh hoạt tác phong và lối sống. Không ngừng nâng cao điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Yêu cầu các doanh nghiệp phái cử cần cử đại diện hoặc phối hợp chặt chễ với các doanh nghiệp tiếp nhận và sử dụng tu nghiệp sinh để quản lý chặt chẽ, giải quyết nhanh chóng kịp thời và triệt để những phát sinh phức tạp trong quá trình tu nghiệp của tu nghiệp sinh cũng như của các doanh nghiệp.

Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhật bản để phát hiện và xử lý các tu nghiệp sinh bỏ trốn, các doanh nghiệp Nhật bản sử dụng tu nghiệp sinh VN bỏ trốn, các tổ chức lôi kéo lừa gạt tu nghiệp sinh. Tăng cường vai trò của Đại sứ quán tại Nhật bản trong việc quản lý các doanh nghiệp và tu nghiệp sinh.

Đặc biệt, cần có chế tài xử phạt thích đáng đối với tu nghiệp sinh bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật. Ràng buộc trách nhiệm của thân nhân và gia đình đối với tu nghiệp sinh vi phạm. Kiên quyết xử lý đối với các doanh nghiệp phái cử có tỉ lệ TNS bỏ trốn cao...

Còn về phía Ban quản lý lao động Nhật Bản, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức TNS để đề xuất với Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam về chủ trương, chính sách, mô hình quản lý và giải pháp đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản.

Chúng ta sẽ tiến hành thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam, thẩm định tư cách pháp nhân, giấy phép tiếp nhận TNS nước ngoài của đối tác Nhật Bản. Hướng dẫn, kiểm tra đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến cung ứng và tiếp nhận tu nghiệp sinh, giải quyết các tranh chấp; thực hiện các vấn đề bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tu nghiệp sinh, của doanh nghiệp theo quy định của Việt Nam và pháp luật Nhật Bản.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://tunghiepsinhjapan.blogspot.com

Posted on 11:38 by Unknown

No comments

Đông đảo sinh viên Việt Nam vẫn phải ra trường theo định kỳ, trong khi đó tình hình sản xuất kinh doanh trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Áp lực ngành lao động việc làm trong nước rất lớn, nhiều bạn chọn giải pháp đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài.

Vậy đối với kỹ sư ra trường thì nên đi lao động theo diện gì và ở đâu?

Lĩnh vực lao động việc làm ngoài nước (xuất khẩu lao động) đang nở rộ, chứng tỏ người lao động đang rất cần nhiều việc làm và các đối tác sử dụng lao động Việt Nam cũng ngày càng tin tưởng vào kỹ năng, tay nghề lao động Việt. Thực tế hiện này, Nhật Bản là nước được nhiều bạn trẻ lựa chọn đến để lao động và học tập. Hiện nay sang Nhật làm việc có một số cách đi phổ biến: đi theo diện kỹ sư, diện thực tập sinh kỹ năng, diện tu nghiệp sinh và du học - vừa học vừa làm.

Câu chuyện của một bạn kỹ sư vừa ra trường, 24 tuổi, có bằng ĐH chuyên ngành điện-điện tử hệ chính quy 5 năm, muốn đi Nhật làm việc ở. Có ưu thế gì so với những bạn đi tu nghiệp sinh bình thường? Quan trọng nhất, với ngành nghề đã học, họ có thể làm những việc gì? Những công ty nào có uy tín trong việc đưa lao động đi Nhật dạng tu nghiệp sinh?

Xin thưa:

Chương trình thực tập sinh của Nhật Bản là chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài hệ công nhân với mục đích thông qua công việc tại nhà máy để nâng cao kỹ năng nghề, phát triển nghề nghiệp sau khi trở về nước.
Đối với chuyên ngành điện tử, nhà tuyển dụng Nhật thường tuyển thực tập sinh cho vị trí lắp ráp điện tử. Thực ra ngành nghề này thường không đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà chỉ cần sự tỉ mỉ, khéo léo, siêng năng, nhanh nhẹn, trách nhiệm, làm theo dây chuyền… nên việc bạn có kiến thức chuyên môn cũng không phải là yếu tố quyết định cho sự tuyển chọn của nhà tuyển dụng.
Nếu muốn phát huy chuyên môn điện-điện tử, bạn hãy thử sức mình bằng cách tham gia chương trình kỹ sư. Chương trình này đòi hỏi rất cao về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và khả năng ngoại ngữ phải khá giỏi trở lên.
Và có bạn thì tốt nghiệp ĐH chuyên ngành cơ khí chế tạo, đang công tác tại một công ty có vốn đầu tư 100% của Nhật Bản hỏi: "Hiện tôi muốn làm việc tại Nhật Bản dạng kỹ sư. Tôi có thể liên hệ tại đâu (tôi ở Hà Nội)? Thủ tục ra sao? Yêu cầu trình độ tiếng Nhật?

Tôi có phải trải qua khóa học tiếng Nhật 6 tháng và các khóa học về giáo dục định hướng, làm quen với nghề hay không? Trường hợp tôi có chứng chỉ tiếng Nhật đảm bảo theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, tôi có phải học khóa tiếng Nhật hay không? 
Theo như thông tin bạn gửi về chương trình, bạn có thể tham gia đi Nhật dạng kỹ sư; yêu cầu trình độ tiếng Nhật từ N2 trở lên. Tại Hà Nội, bạn có thể liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước (41B Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm).
Nếu bạn đã đạt trình độ tiếng Nhật đủ để đáp ứng điều kiện tuyển dụng sơ bộ ban đầu, bạn có thể tham gia phỏng vấn mà không cần tham gia khóa đào tạo trước; tuy nhiên nếu trúng tuyển, tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể phải tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật nâng cao và khóa đào tạo về các kỹ năng mềm để đáp ứng công việc tốt hơn.
CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn
Website: http://tunghiepsinhjapan.blogspot.com

Posted on 11:13 by Unknown

No comments

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Đối với Người nước ngòai nói chung và Tu Nghiệp Sinh Việt Nam nói riêng, khi sống và làm việc tại Nhật cũng phải chịu những nghĩa vụ bắt buộc như một công dân Nhật như là đóng các khỏan thuế lợi tức, thuế thị dân… Nhưng do vì người nước ngòai cũng như Tu nghiệp sinh sau vài năm làm việc thì họ cũng quay trở về nuớc nên không thể hưởng được những hậu quyền lợi về sau như người Nhật khi về già thì được huởng các chế độ lương hưu.


Chính vì thế mà từ năm 2005, nuớc Nhật đã ra một luật định mới liên quan đến thuế là người nước ngòai cũng như tu nghiệp sinh trong quá trình sống và làm việc tại Nhật đã hòan thành nghĩa vụ đóng thuế, khi về nước sẽ được hòan lại một phần tiền thuế.

Sau đây là những tóm tắt ngắn gọn về hậu quyền lợi của Tu Nghiệp Sinh sau khi về nước Gồm 3 quyền lợi sau:

Hòan lại tiền bảo hiểm thôi việc (nenkin)

- Đối tượng là Tu nghiệp sinh đã hòan thành nghĩa vụ thuế ít nhất từ 6 tháng trở lên, và về nuớc duới 2 năm.
- Số tiền hòan thuế thuờng trên dưới $2000,tùy theo số tiền thuế Tu nghiệp sinh đã đóng nhiều hay ít khi làm việc tại Nhật.
- Lọai này thì thường công ty của Tu nghiệp sinh có hướng dẫn cho Tu nghiệp sinh cách để có thể làm thủ tục.
- Thời gian thủ tục thường từ 3~6 tháng. Và bạn phải tự mình gửi thủ tục đi Nhật.

Tiền hòan thuế từ số tiền trừ thuế của nenkin

- Đối tượng là Tu nghiệp sinh đã làm xong thủ tục nhận tiền nenkin,và có trong tay giấy tsuchisho, và về nước dưới 5 năm.
- Số tiền hòan thuế thường từ 4~6 man, tùy theo từng Tu nghiệp sinh. Lọai này thì bạn không thể tự làm được mà phải ủy thác cho người Nhật đang sống bên Nhật và có thể giải quyết các thủ tục về thuế. Thời gian thủ tục từ 2~3 tháng.
- Lọai này thì bắt buộc phải làm.

<<tsuchisho là giấy thông báo gửi kèm với nenkin techo từ công ty bảo hiểm gửi trả lại cho bạn trong 1 cái phong bì,sau khi công ty bảo hiểm đã hòan thành thủ tục hòan tiền bảo hiểm cho bạn,cũng có nghĩa là vào thời điểm đó thì tiền bảo hiểm đã đuợc chuyển vào tại khỏan của bạn rồi đấy>>

Tiền hòan một phần thuế bạn đã đóng trong suốt thời gian làm việc tại Nhật

- Đối tượng là TNS chưa từng làm bất cứ giấy tờ gì liên quan đến việc xin miễn giảm thuế (như làm giấy chứng nhận gia đình có nguời thân hết độ tuổi lao động, cần đuợc chu cấp từ bạn) trong thời gian làm việc tại Nhật.
- Đối tượng là TNS đã về nuớc trong vòng 5 năm trở lại.
- Để bổ sung cho thủ tục hòan thuế lọai này bạn cần có giấy gensenchoshu sho(源泉徴収書). Bạn có thể xin trứoc khi về nuớc hoặc sau khi về nứơc thì phải liên hệ với người quản lý của công ty bạn làm để xin lại.
- Số tiền hòan thuế này có thể từ 6~13man,tùy theo từng TNS. hoặc nhiều hơn thế nữa.
- Lọai này thì độc lập.

<< 源泉徴収書 là giấy sao kê quá trình 1 năm thu nhập cũng như các lọai thuế bạn đã đóng trong suốt 1 năm. Mỗi năm tương ứng với 1 tờ,3 năm sẽ có 3 tờ>>

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://tunghiepsinhjapan.blogspot.com

Posted on 09:48 by Unknown

No comments

Tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản làm việc theo 7 nhóm ngành nghề, gồm: nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí kim loại, tổng hợp (đúc, nhựa, in, sơn...). TTS VN tập trung chủ yếu ở các tỉnh Aichi, Mie, Osaka, Gifu, Yamagata. Thu nhập bình quân của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản trung bình từ 1200 - 1600 USD/tháng.

Cơ hội mới cho tu nghiệp sinh ở Nhật

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH, tuy năm 2013 được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn nhưng lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang mở ra những cơ hội mới ở những thị trường thu nhập cao.

Năm 2013, các thị trường có khả năng tiếp nhận nhiều LĐ giản đơn đã có nhiều thay đổi có lợi cho LĐ. Thị trường Malaysia từ 1/1/2013 đã tăng mức lương tối thiểu cho LĐ. Đồng thời, các doanh nghiệp (DN) trong nước đã kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn đối tác, đảm bảo đơn hàng đủ các điều kiện tốt mới đưa LĐ sang. Ở khu vực Trung Đông, Libya đã tiếp nhận LĐ trở lại, hiện có gần 800 LĐ Việt Nam làm việc tại Libya. Đặc biệt Qatar đang có nhu cầu lớn về LĐ xây dựng. Bộ Lao động Qatar kết hợp với Việt Nam xây dựng Trung tâm đào tạo LĐ sang Trung Đông. Đồng thời, nước ta cũng sớm xây dựng mô hình phù hợp để đưa LĐ giúp việc gia đình sang Ma Cau, xuất khẩu lao động Đài Loan và Malaysia.

Theo ghi nhận của phóng viên, những tháng đầu năm 2013, nhiều Công ty XKLĐ tại TP.HCM đã có số lượng đơn hàng tăng 20-30%, tập trung ở một số thị trường có uy tín, thu nhập cao. Năm nay, các công ty chú trọng vào các thị trường Nhật Bản, Trung Đông và Malaysia...

Ông Trần Văn Thạnh, Phó Giám đốc Công ty dịch vụ XKLĐ và chuyên gia (Suleco) cho biết: Hiện Suleco chỉ tiếp nhận những thị trường có thu nhập cao. Nếu như năm ngoái đưa đi 500 LĐ, thì năm nay là 700 LĐ. Trong đó, Nhật Bản chiếm 60% tổng số LĐ đi XKLĐ. Công ty vừa nhận được hai đơn hàng từ Úc và Canada với chỉ tiêu 100 LĐ, làm công việc chế biến thực phẩm với mức lương 11 USD/giờ. Hiện công ty đang làm hồ sơ xin phép và chờ Cục duyệt hai đơn hàng này.

Lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài.

Tương tự, ông Trần Xuân Từ - Giám đốc Công ty CP dịch vụ thương mại Hàng không - AIRSECO chi nhánh TP.HCM nói: So với năm ngoái, tổng nhu cầu tuyển dụng năm nay tăng khoảng 30%, tập trung vào các ngành cơ khí, xây dựng, may công nghiệp. Trong đó, số lượng nữ chiếm 40%, nam 60%. Bà Dương Thu Cúc, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ dầu khí Sài Gòn Nhân Lực cho biết: “Thị trường Nhật Bản và Trung Đông mở cửa các ngành nghề xây dựng, chế tạo máy, cơ khí, chế biến thủy sản. Năm 2013, Nhật Bản rất ưu ái LĐ Việt Nam. Đây là thị trường lớn, rất khó tính nhưng bù lại lương cao. Muốn chinh phục được thị trường này, NLĐ cần đảm bảo ba yếu tố: kỹ năng tay nghề; trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, tác phong làm việc”.

Thị trường được mở rộng, mức lương tăng cao, tuy nhiên, điều NLĐ lo lắng nhất là việc thu phí môi giới cao. Trước thực trạng này, ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, trong năm 2012, Bộ LĐ-TB-XH đã tiến hành thanh tra, chấn chỉnh các DN đưa LĐ sang Đài Loan, đặc biệt chấn chỉnh việc thu phí môi giới cao. Sau đợt thanh tra, Bộ đã có văn bản quy định mức phí đi Đài Loan xuống còn 4.500 USD. Sang năm 2013, Bộ sẽ đặc biệt giám sát hoạt động của các DN XKLĐ, chấn chỉnh việc thu phí, công bố các địa chỉ tin cậy đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi và hạn chế tình trạng lừa đảo. Trong đó, giám sát chặt các thị trường trọng điểm như Đài Loan, xklđ Malaysia… để giảm chi phí cho NLĐ. Bộ cũng đang xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của trên 170 DN XKLĐ, thực hiện công bố xếp hạng công khai.

Ngoài những lĩnh vực truyền thống, hiện Bộ LĐ-TB-XH đang thực hiện thí điểm đưa LĐ có tay nghề, trình độ kỹ thuật phục vụ các nước phát triển. Sau khi thí điểm tuyển chọn đào tạo 150 y tá, điều dưỡng sang Nhật Bản, Bộ Kinh tế Cộng hòa liên bang Đức cũng đã cho người sang Việt Nam khảo sát và chuẩn bị tiếp nhận LĐ ở lĩnh vực này. Ảrập Xêút đặt vấn đề tiếp nhận y tá, điều dưỡng Việt Nam, từ đó mở rộng sang các ngành nghề khác. “Trong năm 2013, chúng tôi đang thúc đẩy ký được hiệp định hợp tác quan hệ LĐ Việt Nam-LB Nga, sẽ tạo cơ hội tốt hơn cho LĐ sang làm việc tại nước này. Điều then chốt cần phải trang bị cho LĐ là trình độ ngoại ngữ. Đây là điểm yếu nhất của LĐ Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài”, ông Lê Văn Thanh nói.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://tunghiepsinhjapan.blogspot.com

Posted on 09:01 by Unknown

No comments