Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Nếu so với lương làm việc của Tu Nghiệp Sinh (TNS) thì mức lương của du học sinh du học Nhật cao hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp của Nhật Bản họ đầu tư làm ăn tại Việt Nam ngày càng mạnh mẽ vì vậy cơ hội nghề nghiệp và kiếm tiền trong tương lai của du học sinh sau khi tốt nghiệp du học Nhật về sẽ cao hơn.


Tu nghiệp sinh là gì?

Mục đích chính của chương trình đào tạo TNS là chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc, đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển.

Theo tinh thần hợp tác thì Tu nghiệp sinh sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng).

Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh”, được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng.

Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn 12.000 USD – 15.000 USD trong đó có từ 10.000 USD – 12.000 USD là tiền đặt cọc chống trốn. Vậy câu hỏi là tại sao lại phải đặt cọc chống trốn?

Lý do thật đơn giản:

Khi bạn TNS tại Công ty hay Xí nghiệp nào của Nhật Bản, bạn phải làm việc tại đó cho đến hết hợp đồng (3 năm). Nếu Công ty đó phá sản hoặc hết hợp đồng, bắt buộc bạn phải về nước. Nếu bạn không trở về nước, bạn sống lưu vong bên Nhật, các công ty môi giới tại Việt Nam sẽ tịch thu số tiền đặt cọc đó của bạn.

Những mặt hạn chế của chương trình Tu nghiệp sinh

Hầu hết TNS tại Nhật Bản chẳng được đào tạo gì cả, một số ít thì được đào tạo sơ qua về tiếng Nhật và thực tế họ đang bán rẻ sức lao động của mình tại Nhật, do đó hầu hết các bạn TNS sau khi về nước không thể kiếm cho mình được một công việc cụ thể và lại tìm đường quay lại Nhật Bản với danh nghĩa Du học. Tuy nhiên một thực tế “đắng cay” là rất ít bạn TNS có cơ hội trở lại Nhật Bản để học tập do tìm không đúng các Công ty tư vấn du học Nhật có khả năng giúp các bạn sang Nhật du học do Các công ty đó không hiểu cách thức làm hồ sơ du học Nhật cho TNS sẽ khác rất nhiều so với làm Hồ sơ du học cho các bạn chưa từng đến Nhật.

Những ưu điểm của chương trình Du học Nhật Bản

• Chương trình du học Nhật Bản là chương trình đào tạo cho bạn một trình độ tiếng Nhật tối thiểu (từ 1-2 năm) để được chấp nhận vào học tập tại các trường Đại Học, Cao đẳng….tại Nhật. Hơn thế nữa theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh du học Nhật được phép đi làm thêm trong thời gian học tập, khoản lương này tính trung bình vẫn cao hơn rất nhiều so với các bạn đi TNS.
Chi phí du học Nhật phải bỏ ra ít hơn nhiều so với các bạn đi TNS.
• Sau khi học xong các trường đào tạo tiếng Nhật, các bạn có thể theo học Đại Học, Cao Đẳng… tại Nhật. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, Cao Đẳng các bạn được phép ở lại Nhật Bản làm việc (tối thiểu 5 năm) và rất nhiều cơ hội định cư.
• Với tấm bằng tốt nghiệp Đại học của Nhật, lương của bạn ở Việt Nam cao hơn ít nhất 3 lần so với các bạn tốt nghiệp ở Anh, Úc, Singapore…

Thông tin chi tiết du học Nhật Bản vừa học vừa làm bạn có thể ghé thăm website: http://duhocnhatban.ttvclub.com

Địa chỉ tư vấn du học Nhật uy tín tại TP. HCM.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 7300 9301 – (08) 2203 0229 – Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com

Posted on 10:25 by Unknown

No comments

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Hiện tại số lượng tu nghiệp sinh (TNS) người Việt Nam tại Nhật Bản đã lên đến con số hơn 3 ngàn người và nhiều người trong số đó sau khi kết thúc thời gian tu nghiệp lại có mong muốn được tiếp tục sang Nhật du học và tìm kiếm tương lai cho mình. Tuy nhiên hồ sơ du học Nhật cho các tu nghiệp sinh có nhiều điền kiện hơn so với các đối tượng khác, và có những hồ sơ du học Nhật đã không được Cục quản lý nhập cảnh của các tỉnh thành ở Nhật Bản cấp Tư cách lưu trú vì các vấn đề sau:



- Thông tin khai trong hồ sơ du học Nhật không khớp với thông tin đã khai trong lần làm hồ sơ đi tu nghiệp
- Trình độ tiếng Nhật không đạt yêu cầu (N4)
- Thời gian trở về Việt Nam dưới một năm
- Sau khi về Việt Nam không làm công việc liên quan với công việc đã tu nghiệp ở Nhật.

Chính sách mới của Nhật Bản đối với các đối tượng muốn du học là TNS

Từ kỳ nhập học trong năm 2013, Cục quản lý nhập cảnh Tokyo đã có thông báo về việc nới lỏng điều kiện xét hồ sơ du học Nhật dành cho tu nghiệp sinh như yêu cầu về thời gian sinh sống tại Việt Nam 3 năm sau khi kết thúc thời hạn tu nghiệp ở Nhật thuộc các thành phố lớn như Tokyo và trên 1 năm đối với các khu vực khác, yêu cầu phải làm công việc liên quan với công việc đã tu nghiệp trước đây. Với những điều kiện du học Nhật đó, số lượng đơn xin du học Nhật Bản của các cựu tu nghiệp sinh Việt Nam đã tăng vọt, và chính điều này đã làm cho các Cục quản lý nhập cảnh trở nên thận trọng hơn trong việc xem xét hồ sơ và cấp Tư cách lưu trú. Và thực tế cho thấy dù điều kiện xét hồ sơ du học Nhật đã được nới lỏng, nhưng số lượng cựu tu nghiệp sinh được cấp Tư cách lưu trú cũng không thể gọi là nhiều. Vậy để hồ sơ được cấp Tư cách lưu trú thì các cựu tu nghiệp sinh cần chú ý những điểm sau:

1. Thống nhất về thông tin cá nhân trong hồ sơ du học và hồ sơ đi tu nghiệp trước đó

Nếu thông tin cá nhân của cựu tu nghiệp sinh trong lần làm hồ sơ du học Nhật không khớp với thông tin đã khai khi làm hồ sơ đi tu nghiệp thì Cục quản lý nhập cảnh Nhật sẽ đánh giá hồ sơ khai không đúng sự thật, và họ sẽ tuyệt đối không cấp Tư cách lưu trú cho các hồ sơ này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau trong hai bản thông tin cá nhân này? Đó là do công ty phái cử lao động đã khai thông tin của tu nghiệp sinh không đúng sự thật để hồ sơ dễ dàng được Cục quản lý nhập cảnh chấp nhận hơn. Các thông tin sai sự thật thường là về trình độ học vấn, công ty làm việc, v.v...

Vì vậy để tránh những sai sót về thông tin cá nhân, trước khi làm hồ sơ du học Nhật các cựu tu nghiệp sinh cần liên hệ với công ty phái cử lao động đã làm hồ sơ tu nghiệp cho mình để xin lại Đơn xin cấp tư cách lưu trú (Application for Certificate of Eligibility) mà công ty đã khai và nộp cho Cục quản lý nhập cảnh.

2. Nội dung công việc sau khi về nước

Mục đích của chương trình tu nghiệp sinh là để đào tạo kỹ thuật cho người lao động (tu nghiệp sinh) nên sau khi về nước thì tu nghiệp sinh có nghĩa vụ phải cống hiến kiến thức đã tiếp thu cho đất nước. Vì vậy nếu cựu tu nghiệp sinh sau khi về nước không làm đúng chuyên môn và không có giấy chứng nhận công việc liên quan đến công việc đã làm ở Nhật thì khả năng không được cấp Tư cách lưu trú là rất cao.

3. Thời gian trở về Việt Nam

Theo yêu cầu của Cục quản lý nhập cảnh thì thời gian từ khi trở về Việt Nam đến lúc làm hồ sơ du học phải trên ba năm đối với các thành phố lớn như Tokyo và một năm đối với các khu vực khác, vì vậy các cựu tu nghiệp sinh đừng vội vã trong việc làm hồ sơ du học Nhật nếu thời gian trở về Việt Nam chưa đến thời hạn nhé.

4. Trình độ tiếng Nhật

Yêu cầu về trình độ tiếng Nhật dành cho đối tượng cựu tu nghiệp sinh là N2 (2kyu), vì vậy các cựu tu nghiệp sinh hãy cố gắng trao dồi khả năng Nhật ngữ của mình nhé.

5. Hãy thận trọng trong việc làm hồ sơ du học Nhật

Vì Cục quản lý nhập cảnh ở Nhật khá nghiêm khắc trong việc xem xét hồ sơ và cấp Tư cách lưu trú nnên cựu tu nghiệp sinh hãy thật thận trọng trong việc chuẩn bị hồ sơ du học Nhật nhé. Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng đủ yêu cầu thì đừng nên nộp hồ sơ ngay mà hãy bổ sung cho đến khi hoàn thiện, vì một khi hồ sơ không được Cục quản lý nhập cảnh cấp Tư cách lưu trú thì khả năng được quay lại Nhật của cựu tu nghiệp sinh đó gần như bằng không.

Điều kiện xét hồ sơ du học Nhật đối với cựu tu nghiệp sinh khá khó nhưng số lượng cựu tu nghiệp sinh quay lại Nhật với tư cách là du học sinh ngày càng tăng. Vì vậy các cựu tu nghiệp sinh hãy tìm hiểu kỹ đầy đủ thông tin về hồ sơ du học để thực hiện ước mơ của mình nhé.

Để được tư vấn thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhoc.ttvclub.com

Posted on 08:52 by Unknown

No comments

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Những năm gần đây, Trung Quốc có số lượng tu nghiệp sinh (TNS) ở Nhật Bản cao nhất nhưng tỷ lệ trốn lại thấp nhất (chỉ vài %). Trong khi đó, Việt Nam có số lượng TNS ít nhất (khoảng 20.000 người/năm) lại đứng đầu về tỷ lệ bỏ trốn cao (gần 30%). Nghịch lý này bắt nguồn từ đâu? 
 

Sai một ly…

Kim Th. và Minh Qu. làm việc ở Nghiệp đoàn Yamagata (tỉnh Aichi). Cách đây hai năm, họ bỏ trốn ra ngoài, sống và làm việc bất hợp pháp. Thế nhưng, khi ra khỏi nhà máy, họ mới vỡ lẽ là mọi chuyện không giống như những lời đường mật bịp bợm của giới “cò” lao động. Ai là “cò” lôi kéo các TNS bỏ trốn? Đó là một số người Việt sống lâu năm tại Nhật và các TNS đã bỏ trốn đang sống bất hợp pháp.
Cũng giống như các TNS bỏ trốn khác, hàng ngày, Th. và Q. phải chịu sự dẫn dắt của bọn “cò” này. Họ thuê nhà cho hai cô và móc nối đưa hai cô đi làm việc bất hợp pháp ở những nhà máy cần lao động. Sống vất vưởng ở bên ngoài, không có ai bảo vệ, bị chủ bóc lột, quịt lương, Q. và Th rủ nhau đi… ăn cắp!

Trong đợt truy quét cách đây không lâu, Th., bị cảnh sát Nhật Bản bắt tại thành phố Yao (tỉnh Aichi). Còn Qu., thì bị cảnh sát bắt giữ lúc đang ăn cắp trong siêu thị. Họ bị giữ tại trại của Cục Xuất nhập cảnh Nagoya và bị trục xuất về nước. Chị Huỳnh Mỹ Linh, đại diện cho Nghiệp đoàn Toyota, trực tiếp chăm sóc TNS cho biết: “Mới đây, có một số TNS thuộc các nhà máy của Nghiệp đoàn Toyota rủ nhau trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Nhưng làm chui được 3 tháng, họ “thấm đòn” và năn nỉ chúng tôi xin cho về nhà máy làm việc lại. Chẳng chủ sử dụng nào dám nhận lại
Ông Yoshinnao Makimura, Phó Tổng Giám đốc Nghiệp đoàn Toyota thẳng thắn: “Hầu hết các em trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp đều đối mặt với rủi ro như không có chế độ bảo hiểm khi bệnh tật (ở Nhật không có bảo hiểm thì không thể đủ tiền để chi trả khi bệnh tật). Họ không có ai bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi bị chủ sử dụng lao động quịt lương, sa thải. Từ những việc làm này của TNS, hình ảnh, thương hiệu của lao động VN đang bị lu mờ và nguy cơ mất thị trường cũng đang cận kề".

... đi một dặm

Cũng vì tỷ lệ lao động VN bỏ trốn ở các nghiệp đoàn gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất chung, nhiều nhà máy ở Nhật Bản đã chuyển hướng tiếp nhận TNS ở các nước khác.
Ông Koya Mackawa tiếc rẻ nói: “Chúng tôi thích nhận TNS VN hơn các nước khác vì họ nhanh nhẹn tháo vát, chịu khó. Hơn thế nữa, văn hóa, phong tục của người VN rất gần với người Nhật chúng tôi. Thế nhưng, việc TNS bỏ trốn ngày càng nhiều khiến chúng tôi phải chuyển hướng sang các nước khác. Chúng tôi cần những người biết học nghề và làm việc thật sự”.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng TNS VN bỏ trốn ngày càng nghiêm trọng? “Ý thức của TNS thấp là nguyên nhân chính”, ông Lê Văn Thanh, Tham tán Đại sứ quán VN tại Nhật, Trưởng ban Quản lý lao động VN tại Nhật Bản nhận định. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế trước mắt mà quên đi lợi chung của chương trình TNS của Nhật dành cho các nước, trong đó có VN.
Gặp chúng tôi ở Tokyo, N.T.T.H. (quê ở nghệ An) tỏ ra rất bối rối. Cô đã bỏ trốn cùng người bạn trai khi hợp đồng sắp kết thúc.
Sau 3 năm sống bất hợp pháp, cô nói thật lòng: “Bọn em không muốn sống chui nhủi như thế này nữa. Sống như thế này có nhiều cái khổ lắm. Thế nhưng trở về nước thì làm gì để sống. Vả lại, em cũng đã quen cuộc sống ở bên này. Thôi thì, được ngày nào hay ngày đó”.
Mỗi người có một lý do riêng nhưng rõ ràng khi bỏ trốn, các TNS đều rất vô ý thức với trách nhiệm và vị trí của mình. Chính các TNS bỏ trốn đã cướp đi cơ hội đến Nhật Bản tu nghiệp của nhiều lao động VN khác.
Tiếp xúc với chúng tôi, các chủ doanh nghiệp Nhật Bản đều thẳng thắn: họ không thể tuyển lao động ở những nước có tỷ lệ bỏ trốn cao. Để đảm bảo kế hoạch sản xuất của mình, họ đành phải chuyển hướng tiếp nhận Tu nghiệp sinh của các nước ít bỏ trốn hơn.
CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhocnhat.ttvclub.com

Posted on 11:52 by Unknown

No comments

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Nhật Bản - “Sau 3 năm sang Nhật, họ tích lũy được vài trăm triệu đồng, được trau dồi kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn, biết ngoại ngữ, ý thức lao động  tốt hơn.  Đó là nền tảng để phát triển nghề nghiệp bền vững”. Ông Nguyễn Gia Liêm, Tham tán, Trưởng Ban Quản lý lao động – Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, đã nói như thế trong buổi gặp gỡ 150 tu nghiệp sinh trở về từ Nhật Bản diễn ra tại TPHCM. Nhiều người ở Nhật trở về sử dụng vốn vay vào mục đích kinh doanh, tự tạo việc làm hoặc có việc làm ổn định tại các doanh nghiệp 100% vốn của Nhật.


3 năm = 500 triệu đồng

Sau khi tốt nghiệp ngành xuất nhập khẩu Trường Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại, Huỳnh Tâm Tâm (huyện Ba Tri - Bến Tre) chọn con đường sang Nhật. Ngày 27-7-2006, theo hợp đồng ký kết với công ty phái cử Tradeco, anh sang Nhật làm việc cho một công ty cơ khí. Chịu khó làm việc, sau 3 năm, trừ mọi chi phí, anh tích lũy được khoảng 500 triệu đồng. Ngoài chi tiêu, cải thiện đời sống cho gia đình, Tâm đầu tư mở cơ sở sản xuất mộc mỹ nghệ, tự thiết kế rồi sản xuất đèn gỗ đi bỏ mối cho các cửa hàng kinh doanh dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn, tạo thu nhập ổn định 15 triệu đồng/tháng.

Tốt nghiệp THPT, Nguyễn Thị Kim Ngân (Mỹ Tho – Tiền Giang) xin làm công nhân cho một công ty chế biến dừa ở Bến Tre. Làm được 3 năm, thấy cuộc sống không khá hơn, Ngân đăng ký và sang Nhật thông qua hợp đồng phái cử của Trung tâm Phát triển Việc làm phía Nam (Hiteco). Ngày 23-7-2010, Ngân hoàn thành hợp đồng về nước với tổng thu nhập tích lũy khoảng 550 triệu đồng. Số tiền này Ngân phụ giúp cha mẹ đầu tư nuôi cá bè.

Nguyễn Thị Kim Ngân và Trần Lê Trọng Thanh (từ trái sang) cùng những lao động khác trở về từ Nhật Bản có việc làm ổn định
 
Việc đi Nhật Bản cũng đã thay đổi hẳn cuộc sống gia đình của Lâm Thị Thanh Vân (quận 4 – TPHCM). Vân cho biết gia đình mình rất nghèo, không đủ sức lo cho 5 người con ăn học. Nhờ Vân sang Nhật, cuộc sống gia đình khá hơn trước, em út được học hành đến nơi đến chốn.

Theo ông Nguyễn Gia Liêm, trong số 18.000 lao động Việt Nam đang tu nghiệp tại Nhật Bản, phần đông đều có việc làm ổn định, thu nhập bình quân 1.000 USD/tháng. Hầu hết các trường hợp hoàn thành hợp đồng về nước đều tích lũy được thu nhập cao, bình quân  400 – 500 triệu đồng/người.

Trở về dễ có việc làm

Sau khi trở về từ Nhật vào tháng 7-2010, Trần Lê Trọng Thanh (quê Thủ Thừa – Long An) xin vào làm việc cho một công ty sản xuất ống dẫn dầu của Nhật ở Dĩ An – Bình Dương. Thanh cho biết cùng vị trí làm việc, lương của anh được trả cao hơn những người khác. Theo Thanh, tính kỷ luật, tuân thủ nội quy và thái độ lao động là những vốn quý mà anh học được từ người Nhật và đó cũng là lý do mà anh được trả lương cao hơn.

Nguyễn Nữ Quỳnh Trâm (huyện Củ Chi - TPHCM) được Sovilaco đưa sang Nhật Bản từ tháng 7-2004 và hiện đang làm phiên dịch cho một công ty của Nhật ở Thuận An – Bình Dương với mức thu nhập 800 USD/tháng. Tại buổi giao lưu với cựu tu nghiệp sinh của Nghiệp đoàn Kanto – Nhật Bản tổ chức mới đây ở TPHCM, hầu hết trong số 150 người được phát phiếu khảo sát tại chỗ đều cho biết tìm được việc làm ổn định ngay sau khi về nước.

Theo Cục Quản lý Lao động ngoài nước, Nhật Bản là một trong hơn 40 thị trường XKLĐ mà người lao động trở về có khả năng tìm kiếm việc làm với thu nhập cao, tái hòa nhập cộng đồng cao nhất. Bà Lê Thị Thanh Hương, Giám đốc Công ty Tocontap Sài Gòn, cho rằng nhiều tu nghiệp sinh trở về được bố trí phụ trách kỹ thuật hoặc chuyền trưởng trong các xưởng may của công ty. Còn theo ông Trần Quốc Ninh, Giám đốc Công ty Suleco, trong số hơn 2.500 lao động do công ty đưa đi đã  hoàn thành hợp đồng trở về nước, có 60% trở lại doanh nghiệp cũ làm việc, 30% làm việc trong các doanh nghiệp khác và 5% có điều kiện lập doanh nghiệp, mở cơ sở tự tạo việc làm.

 Chịu khó rèn luyện

Ông Fukada, Chủ tịch Nghiệp đoàn Kanto, cho biết lao động Việt Nam ở Nhật Bản rất chịu khó rèn luyện kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn, học hỏi tiếng Nhật. Nhiều chủ sử dụng lao động Nhật Bản tại Việt Nam nhận xét chất lượng làm việc của một số lao động sang Nhật trở về còn hơn cả người  có bằng cấp đại học. Còn theo ông Santo, chủ một nghiệp đoàn đối tác của Tocontap Sài Gòn, các công ty của Nhật ở Việt Nam đều thích sử dụng những người từ Nhật Bản trở về.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhocnhatban.ttvclub.com

Posted on 13:47 by Unknown

No comments