Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Chính phủ, Bộ LĐ - TB & XH xác định Nhật Bản là địa bàn trọng điểm trong việc phái cử tu nghiệp sinh và xuất khẩu lao động cho nên định hướng: tiếp tục tăng cao số lượng, tăng cường chất lượng tu nghiệp sinh và lao động sang Nhật Bản, tìm mọi biện pháp để giảm tỉ lệ tu nghiệp sinh bỏ trốn tạo hình ảnh tốt đẹp về lao động và tu nghiệp sinh đối với doanh nghiệp và các cơ quản lý Nhật Bản nói riêng và nhân dân Nhật Bản nói chung.



Các doanh nghiệp phái cử phải chú trọng công tác tuyển chọn tu nghiệp sinh. Trước hết, nên tuyển chọn tu nghiệp sinh là những công nhân đang làm việc trong các nhà máy xí nghiệp có cùng ngành nghề sẽ tu nghiệp tại Nhật Bản, có trình độ, phẩm chất đạo đức tốt và thoả mãn các điều kiện mà các doanh nghiệp tiếp nhận đưa ra.

Cải tiến và đổi mới giáo trình cho phù hợp với đối tượng tu nghiệp sinh. Chú trọng giáo dục định hướng. Tăng cường công tác quản lý tu nghiệp sinh trong quá trình đào tạo để loại bỏ những tu nghiệp sinh không đạt yêu cầu về học tập, sinh hoạt tác phong và lối sống. Không ngừng nâng cao điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác quản lý tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Yêu cầu các doanh nghiệp phái cử cần cử đại diện hoặc phối hợp chặt chễ với các doanh nghiệp tiếp nhận và sử dụng tu nghiệp sinh để quản lý chặt chẽ, giải quyết nhanh chóng kịp thời và triệt để những phát sinh phức tạp trong quá trình tu nghiệp của tu nghiệp sinh cũng như của các doanh nghiệp.

Phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhật bản để phát hiện và xử lý các tu nghiệp sinh bỏ trốn, các doanh nghiệp Nhật bản sử dụng tu nghiệp sinh VN bỏ trốn, các tổ chức lôi kéo lừa gạt tu nghiệp sinh. Tăng cường vai trò của Đại sứ quán tại Nhật bản trong việc quản lý các doanh nghiệp và tu nghiệp sinh.

Đặc biệt, cần có chế tài xử phạt thích đáng đối với tu nghiệp sinh bỏ trốn hoặc vi phạm pháp luật. Ràng buộc trách nhiệm của thân nhân và gia đình đối với tu nghiệp sinh vi phạm. Kiên quyết xử lý đối với các doanh nghiệp phái cử có tỉ lệ TNS bỏ trốn cao...

Còn về phía Ban quản lý lao động Nhật Bản, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức TNS để đề xuất với Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam về chủ trương, chính sách, mô hình quản lý và giải pháp đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang tu nghiệp tại Nhật Bản.

Chúng ta sẽ tiến hành thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng tiếp nhận tu nghiệp sinh Việt Nam, thẩm định tư cách pháp nhân, giấy phép tiếp nhận TNS nước ngoài của đối tác Nhật Bản. Hướng dẫn, kiểm tra đại diện các doanh nghiệp Việt Nam tại Nhật Bản xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến cung ứng và tiếp nhận tu nghiệp sinh, giải quyết các tranh chấp; thực hiện các vấn đề bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tu nghiệp sinh, của doanh nghiệp theo quy định của Việt Nam và pháp luật Nhật Bản.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://tunghiepsinhjapan.blogspot.com

Posted on 11:38 by Unknown

No comments

Đông đảo sinh viên Việt Nam vẫn phải ra trường theo định kỳ, trong khi đó tình hình sản xuất kinh doanh trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Áp lực ngành lao động việc làm trong nước rất lớn, nhiều bạn chọn giải pháp đi lao động xuất khẩu ở nước ngoài.

Vậy đối với kỹ sư ra trường thì nên đi lao động theo diện gì và ở đâu?

Lĩnh vực lao động việc làm ngoài nước (xuất khẩu lao động) đang nở rộ, chứng tỏ người lao động đang rất cần nhiều việc làm và các đối tác sử dụng lao động Việt Nam cũng ngày càng tin tưởng vào kỹ năng, tay nghề lao động Việt. Thực tế hiện này, Nhật Bản là nước được nhiều bạn trẻ lựa chọn đến để lao động và học tập. Hiện nay sang Nhật làm việc có một số cách đi phổ biến: đi theo diện kỹ sư, diện thực tập sinh kỹ năng, diện tu nghiệp sinh và du học - vừa học vừa làm.

Câu chuyện của một bạn kỹ sư vừa ra trường, 24 tuổi, có bằng ĐH chuyên ngành điện-điện tử hệ chính quy 5 năm, muốn đi Nhật làm việc ở. Có ưu thế gì so với những bạn đi tu nghiệp sinh bình thường? Quan trọng nhất, với ngành nghề đã học, họ có thể làm những việc gì? Những công ty nào có uy tín trong việc đưa lao động đi Nhật dạng tu nghiệp sinh?

Xin thưa:

Chương trình thực tập sinh của Nhật Bản là chương trình tiếp nhận lao động nước ngoài hệ công nhân với mục đích thông qua công việc tại nhà máy để nâng cao kỹ năng nghề, phát triển nghề nghiệp sau khi trở về nước.
Đối với chuyên ngành điện tử, nhà tuyển dụng Nhật thường tuyển thực tập sinh cho vị trí lắp ráp điện tử. Thực ra ngành nghề này thường không đòi hỏi kiến thức chuyên môn mà chỉ cần sự tỉ mỉ, khéo léo, siêng năng, nhanh nhẹn, trách nhiệm, làm theo dây chuyền… nên việc bạn có kiến thức chuyên môn cũng không phải là yếu tố quyết định cho sự tuyển chọn của nhà tuyển dụng.
Nếu muốn phát huy chuyên môn điện-điện tử, bạn hãy thử sức mình bằng cách tham gia chương trình kỹ sư. Chương trình này đòi hỏi rất cao về kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và khả năng ngoại ngữ phải khá giỏi trở lên.
Và có bạn thì tốt nghiệp ĐH chuyên ngành cơ khí chế tạo, đang công tác tại một công ty có vốn đầu tư 100% của Nhật Bản hỏi: "Hiện tôi muốn làm việc tại Nhật Bản dạng kỹ sư. Tôi có thể liên hệ tại đâu (tôi ở Hà Nội)? Thủ tục ra sao? Yêu cầu trình độ tiếng Nhật?

Tôi có phải trải qua khóa học tiếng Nhật 6 tháng và các khóa học về giáo dục định hướng, làm quen với nghề hay không? Trường hợp tôi có chứng chỉ tiếng Nhật đảm bảo theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, tôi có phải học khóa tiếng Nhật hay không? 
Theo như thông tin bạn gửi về chương trình, bạn có thể tham gia đi Nhật dạng kỹ sư; yêu cầu trình độ tiếng Nhật từ N2 trở lên. Tại Hà Nội, bạn có thể liên hệ với Cục Quản lý lao động ngoài nước (41B Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm).
Nếu bạn đã đạt trình độ tiếng Nhật đủ để đáp ứng điều kiện tuyển dụng sơ bộ ban đầu, bạn có thể tham gia phỏng vấn mà không cần tham gia khóa đào tạo trước; tuy nhiên nếu trúng tuyển, tùy theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, bạn có thể phải tham gia khóa đào tạo tiếng Nhật nâng cao và khóa đào tạo về các kỹ năng mềm để đáp ứng công việc tốt hơn.
CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn
Website: http://tunghiepsinhjapan.blogspot.com

Posted on 11:13 by Unknown

No comments

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

Đối với Người nước ngòai nói chung và Tu Nghiệp Sinh Việt Nam nói riêng, khi sống và làm việc tại Nhật cũng phải chịu những nghĩa vụ bắt buộc như một công dân Nhật như là đóng các khỏan thuế lợi tức, thuế thị dân… Nhưng do vì người nước ngòai cũng như Tu nghiệp sinh sau vài năm làm việc thì họ cũng quay trở về nuớc nên không thể hưởng được những hậu quyền lợi về sau như người Nhật khi về già thì được huởng các chế độ lương hưu.


Chính vì thế mà từ năm 2005, nuớc Nhật đã ra một luật định mới liên quan đến thuế là người nước ngòai cũng như tu nghiệp sinh trong quá trình sống và làm việc tại Nhật đã hòan thành nghĩa vụ đóng thuế, khi về nước sẽ được hòan lại một phần tiền thuế.

Sau đây là những tóm tắt ngắn gọn về hậu quyền lợi của Tu Nghiệp Sinh sau khi về nước Gồm 3 quyền lợi sau:

Hòan lại tiền bảo hiểm thôi việc (nenkin)

- Đối tượng là Tu nghiệp sinh đã hòan thành nghĩa vụ thuế ít nhất từ 6 tháng trở lên, và về nuớc duới 2 năm.
- Số tiền hòan thuế thuờng trên dưới $2000,tùy theo số tiền thuế Tu nghiệp sinh đã đóng nhiều hay ít khi làm việc tại Nhật.
- Lọai này thì thường công ty của Tu nghiệp sinh có hướng dẫn cho Tu nghiệp sinh cách để có thể làm thủ tục.
- Thời gian thủ tục thường từ 3~6 tháng. Và bạn phải tự mình gửi thủ tục đi Nhật.

Tiền hòan thuế từ số tiền trừ thuế của nenkin

- Đối tượng là Tu nghiệp sinh đã làm xong thủ tục nhận tiền nenkin,và có trong tay giấy tsuchisho, và về nước dưới 5 năm.
- Số tiền hòan thuế thường từ 4~6 man, tùy theo từng Tu nghiệp sinh. Lọai này thì bạn không thể tự làm được mà phải ủy thác cho người Nhật đang sống bên Nhật và có thể giải quyết các thủ tục về thuế. Thời gian thủ tục từ 2~3 tháng.
- Lọai này thì bắt buộc phải làm.

<<tsuchisho là giấy thông báo gửi kèm với nenkin techo từ công ty bảo hiểm gửi trả lại cho bạn trong 1 cái phong bì,sau khi công ty bảo hiểm đã hòan thành thủ tục hòan tiền bảo hiểm cho bạn,cũng có nghĩa là vào thời điểm đó thì tiền bảo hiểm đã đuợc chuyển vào tại khỏan của bạn rồi đấy>>

Tiền hòan một phần thuế bạn đã đóng trong suốt thời gian làm việc tại Nhật

- Đối tượng là TNS chưa từng làm bất cứ giấy tờ gì liên quan đến việc xin miễn giảm thuế (như làm giấy chứng nhận gia đình có nguời thân hết độ tuổi lao động, cần đuợc chu cấp từ bạn) trong thời gian làm việc tại Nhật.
- Đối tượng là TNS đã về nuớc trong vòng 5 năm trở lại.
- Để bổ sung cho thủ tục hòan thuế lọai này bạn cần có giấy gensenchoshu sho(源泉徴収書). Bạn có thể xin trứoc khi về nuớc hoặc sau khi về nứơc thì phải liên hệ với người quản lý của công ty bạn làm để xin lại.
- Số tiền hòan thuế này có thể từ 6~13man,tùy theo từng TNS. hoặc nhiều hơn thế nữa.
- Lọai này thì độc lập.

<< 源泉徴収書 là giấy sao kê quá trình 1 năm thu nhập cũng như các lọai thuế bạn đã đóng trong suốt 1 năm. Mỗi năm tương ứng với 1 tờ,3 năm sẽ có 3 tờ>>

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://tunghiepsinhjapan.blogspot.com

Posted on 09:48 by Unknown

No comments

Tu nghiệp sinh Việt Nam sang Nhật Bản làm việc theo 7 nhóm ngành nghề, gồm: nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, chế biến thực phẩm, dệt may, cơ khí kim loại, tổng hợp (đúc, nhựa, in, sơn...). TTS VN tập trung chủ yếu ở các tỉnh Aichi, Mie, Osaka, Gifu, Yamagata. Thu nhập bình quân của tu nghiệp sinh Việt Nam tại Nhật Bản trung bình từ 1200 - 1600 USD/tháng.

Cơ hội mới cho tu nghiệp sinh ở Nhật

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH, tuy năm 2013 được dự báo sẽ tiếp tục khó khăn nhưng lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ) đang mở ra những cơ hội mới ở những thị trường thu nhập cao.

Năm 2013, các thị trường có khả năng tiếp nhận nhiều LĐ giản đơn đã có nhiều thay đổi có lợi cho LĐ. Thị trường Malaysia từ 1/1/2013 đã tăng mức lương tối thiểu cho LĐ. Đồng thời, các doanh nghiệp (DN) trong nước đã kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn đối tác, đảm bảo đơn hàng đủ các điều kiện tốt mới đưa LĐ sang. Ở khu vực Trung Đông, Libya đã tiếp nhận LĐ trở lại, hiện có gần 800 LĐ Việt Nam làm việc tại Libya. Đặc biệt Qatar đang có nhu cầu lớn về LĐ xây dựng. Bộ Lao động Qatar kết hợp với Việt Nam xây dựng Trung tâm đào tạo LĐ sang Trung Đông. Đồng thời, nước ta cũng sớm xây dựng mô hình phù hợp để đưa LĐ giúp việc gia đình sang Ma Cau, xuất khẩu lao động Đài Loan và Malaysia.

Theo ghi nhận của phóng viên, những tháng đầu năm 2013, nhiều Công ty XKLĐ tại TP.HCM đã có số lượng đơn hàng tăng 20-30%, tập trung ở một số thị trường có uy tín, thu nhập cao. Năm nay, các công ty chú trọng vào các thị trường Nhật Bản, Trung Đông và Malaysia...

Ông Trần Văn Thạnh, Phó Giám đốc Công ty dịch vụ XKLĐ và chuyên gia (Suleco) cho biết: Hiện Suleco chỉ tiếp nhận những thị trường có thu nhập cao. Nếu như năm ngoái đưa đi 500 LĐ, thì năm nay là 700 LĐ. Trong đó, Nhật Bản chiếm 60% tổng số LĐ đi XKLĐ. Công ty vừa nhận được hai đơn hàng từ Úc và Canada với chỉ tiêu 100 LĐ, làm công việc chế biến thực phẩm với mức lương 11 USD/giờ. Hiện công ty đang làm hồ sơ xin phép và chờ Cục duyệt hai đơn hàng này.

Lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài.

Tương tự, ông Trần Xuân Từ - Giám đốc Công ty CP dịch vụ thương mại Hàng không - AIRSECO chi nhánh TP.HCM nói: So với năm ngoái, tổng nhu cầu tuyển dụng năm nay tăng khoảng 30%, tập trung vào các ngành cơ khí, xây dựng, may công nghiệp. Trong đó, số lượng nữ chiếm 40%, nam 60%. Bà Dương Thu Cúc, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên dịch vụ dầu khí Sài Gòn Nhân Lực cho biết: “Thị trường Nhật Bản và Trung Đông mở cửa các ngành nghề xây dựng, chế tạo máy, cơ khí, chế biến thủy sản. Năm 2013, Nhật Bản rất ưu ái LĐ Việt Nam. Đây là thị trường lớn, rất khó tính nhưng bù lại lương cao. Muốn chinh phục được thị trường này, NLĐ cần đảm bảo ba yếu tố: kỹ năng tay nghề; trình độ ngoại ngữ và kinh nghiệm, tác phong làm việc”.

Thị trường được mở rộng, mức lương tăng cao, tuy nhiên, điều NLĐ lo lắng nhất là việc thu phí môi giới cao. Trước thực trạng này, ông Lê Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, trong năm 2012, Bộ LĐ-TB-XH đã tiến hành thanh tra, chấn chỉnh các DN đưa LĐ sang Đài Loan, đặc biệt chấn chỉnh việc thu phí môi giới cao. Sau đợt thanh tra, Bộ đã có văn bản quy định mức phí đi Đài Loan xuống còn 4.500 USD. Sang năm 2013, Bộ sẽ đặc biệt giám sát hoạt động của các DN XKLĐ, chấn chỉnh việc thu phí, công bố các địa chỉ tin cậy đưa LĐ đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền lợi và hạn chế tình trạng lừa đảo. Trong đó, giám sát chặt các thị trường trọng điểm như Đài Loan, xklđ Malaysia… để giảm chi phí cho NLĐ. Bộ cũng đang xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của trên 170 DN XKLĐ, thực hiện công bố xếp hạng công khai.

Ngoài những lĩnh vực truyền thống, hiện Bộ LĐ-TB-XH đang thực hiện thí điểm đưa LĐ có tay nghề, trình độ kỹ thuật phục vụ các nước phát triển. Sau khi thí điểm tuyển chọn đào tạo 150 y tá, điều dưỡng sang Nhật Bản, Bộ Kinh tế Cộng hòa liên bang Đức cũng đã cho người sang Việt Nam khảo sát và chuẩn bị tiếp nhận LĐ ở lĩnh vực này. Ảrập Xêút đặt vấn đề tiếp nhận y tá, điều dưỡng Việt Nam, từ đó mở rộng sang các ngành nghề khác. “Trong năm 2013, chúng tôi đang thúc đẩy ký được hiệp định hợp tác quan hệ LĐ Việt Nam-LB Nga, sẽ tạo cơ hội tốt hơn cho LĐ sang làm việc tại nước này. Điều then chốt cần phải trang bị cho LĐ là trình độ ngoại ngữ. Đây là điểm yếu nhất của LĐ Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài”, ông Lê Văn Thanh nói.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://tunghiepsinhjapan.blogspot.com

Posted on 09:01 by Unknown

No comments

Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Em nghe nói tu nghiệp sinh sau khi trở về nước 1 năm thì mới có thể quay lại Nhật du học được. Đến tháng 4 năm sau là tròn 1 năm, vậy em có thể sang lại Nhật để du học không?

Em chỉ có bằng N3 nhưng vì đã là tu nghiệp sinh rồi thì có phải học 2 năm ở trường tiếng Nhật nữa không hay có thể thi luôn vào ĐH, CĐ hay trung cấp hoặc trường dạy nghề của Nhật? (fly_shmily1037@)

Tư vấn du học Nhật dành cho bạn tu nghiệp sinh:

Mục tiêu của cá nhân khi đi tu nghiệp sinh và đi du học là hoàn toàn khác nhau.

Mục tiêu của tu nghiệp sinh là làm việc tại Nhật trong thời gian giới hạn. Trong khi đó mục tiêu của du học sinh là học tập để thu kiến thức và bằng cấp cao, bạn có thể học từ trường tiếng Nhật, trường chuyên môn, trường đại học và sau đại học... từng bước, từng bước, nếu bạn càng theo học cao hơn thì chính phủ càng khuyến khích. Mục tiêu xa hơn của du học sinh là bạn có bằng cấp cao và có thể xin được việc làm tốt, có sự nghiệp và tương lai tốt.

Chính vì mục tiêu khác nhau như trên, khi bạn thay đổi mục tiêu từ tu nghiệp sinh sang du học sinh, điều đầu tiên bạn phải chứng minh được mục tiêu đi học của bạn. Đồng thời các yêu cầu khi xem xét hồ sơ du học của bạn sẽ khắt khe hơn, ví dụ như bạn phải có chứng chỉ năng lực tiếng Nhật N3 trở lên, bạn phải có nguồn tài chính chu cấp cho bạn để đi du học và kết quả tu nghiệp sinh của bạn được đánh giá tốt.

Như đã nêu ở trên, bạn có thể xin vào học trường chuyên môn hay đại học, tuy nhiên bạn phải đáp ứng đủ yêu cầu tuyển sinh của trường. Với vốn tiếng nhật N3 thì bạn chưa đáp ứng được yêu cầu này. Ngoài ra bạn còn phải đáp ứng bằng JITCO để bổ sung vào bộ hồ sơ du học Nhật hoàn chỉnh nữa.

Mọi thắc mắc về điều kiện du học Nhật đối với tu nghiệp sinh mong muốn trở lại Nhật du học, vui lòng liên hệ văn phòng Goldenway để được hướng dẫn cụ thể.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhocnhatban.ttvclub.com - http://duhocphusi.blogspot.com

Posted on 08:56 by Unknown

No comments

Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Ngày 19 -1, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH), phối hợp với Tổ chức hợp tác đào tạo quốc tế Nhật Bản gọi tắt là JITCO tổ chức hội thảo “Xúc tiến việc đưa thực tập sinh kỹ thuật Việt Nam sang Nhật Bản”.


Tham gia hội thảo có 82 doanh nghiệp phái cử của Việt Nam và 51 tổ chức tiếp nhận của Nhật Bản. Theo thông tin từ doanh nghiệp, nhiều cơ hội tu nghiệp ở Nhật Bản đang mở ra cho các học sinh hệ trung cấp, cao đẳng nghề cũng như các công nhân có trình độ tay nghề cao.

Trung bình mỗi năm hiện nay Nhật Bản đón nhận khoảng 10.000 tu nghiệp sinh Việt Nam với mức lương trung bình 1.100-1.500 USD/tháng. Những lao động có trình độ tốt có thể đạt mức lương 2.000-3.000 USD/tháng.

Sau khi về nước, các tu nghiệp sinh sẽ được các công ty (đơn vị phái cử) tiếp nhận, đưa vào các vị trí chủ chốt, hoặc giới thiệu vào làm việc tại các doanh nghiệp Nhật bản đang đầu tư tại Việt Nam.

Các nghề thường tuyển tu nghiệp sinh sang Nhật Bản là: hàn, cơ khí, dệt, may mặc, xây dựng, chế biến thực phẩm, nông nghiệp...

Thông tin chi tiết du học Nhật dành cho đối tượng là tu nghiệp sinh xin liên hệ:

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://tunghiepsinhjapan.blogspot.com

Posted on 13:53 by Unknown

No comments

Chứng chỉ hoàn thành tu nghiệp sinh tại Nhật hay cơ quan hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản, tiếng Anh: The Japan International Training Cooperation Organization, viết tắt JITCO, là tổ chức được thành lập vào năm 1991. JITCO là cơ quan trực thuộc thuộc thẩm quyền của liên bộ Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, và Bộ Đất đai, Bộ Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Nhật Bản.


Chương trình tu nghiệp sinh, thực tập kỹ năng dành cho người nước ngoài của Nhật Bản có mục đích đào tạo nguồn nhân lực có ích cho sự phát triển của các ngành công nghiệp các nước thông qua việc tiếp nhận người lao động từ các nước đến Nhật Bản và tiến hành chuyển giao cho họ những kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức về nghề nghiệp và công nghiệp của Nhật Bản.

Cụ thể là chương trình này giúp cho các tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng cải tiến được hoạt động nghề nghiệp của mình sau khi về nước bằng cách phát huy những kỹ năng đã học được tại Nhật Bản; giúp cho những doanh nghiệp phái cử có thể phát triển hơn và năng động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng các kỹ thuật, kỹ năng, kiến thức của tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng sau khi về nước. Nhiều doanh nghiệp phái cử và các tu nghiệp sinh, thực tập sinh kỹ năng tham gia hoạt động tu nghiệp, thực tập kỹ năng theo chương trình này đã có sự đánh giá khá cao về hiệu quả đạt được của chương trình này.

Vai trò của JITCO

Cơ quan Hợp tác Tu nghiệp Quốc tế Nhật Bản (JITCO), trên cương vị là một tổ chức có trách nhiệm hỗ trợ, hướng dẫn các bên liên quan thực hiện chương trình tu nghiệp sinh một cách đúng đắn và thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực mang tính quốc tế. Sứ mệnh của JITCO là:
 


1. Cung cấp hỗ trợ tổng thể cùng với sự tư vấn và hướng dẫn cho các tổ chức có ý định đứng ra làm đại diện để tổ chức hoặc đang tổ chức các chương trình thực tập sinh cho các học viên.

2. Hỗ trợ và tư vấn cho học viên thực tập sinh về các vấn đề pháp lý như nhập cư và lao động cũng như mối quan tâm chung và các yêu cầu cần thiết.

3. Hỗ trợ trong cả việc gửi và tham gia tổ chức chương trình cho các học viên thực tập sinh để thực hiện các chương trình đào tạo và thực tập sinh hoàn toàn thành công.

Tại sao du học Nhật cần phải có chứng chỉ hoàn thành tu nghiệp sinh JITCO?

Để quay trở lại Nhật Bản du học, yêu cầu đối với những đối tượng đã từng là tu nghiệp sinh có khác biệt so với các đối tượng còn lại. Đặc biệt là trong bộ hồ sơ du học Nhật, các bạn nào đã từng đi tu nghiệp sinh tại Nhật bắt buộc phải bổ sung chứng chỉ hoàn thành tu nghiệp sinh tại Nhật JITCO – nơi bạn từng tham gia chương trình tu nghiệp sinh vào bộ hồ sơ du học Nhật.

Thông tin chi tiết liên hệ du học Nhật Bản vừa học vừa làm.

Địa chỉ tư vấn chương trình du học Nhật Bản uy tín dành cho các bạn từng đi tu nghiệp sinh.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhoc.ttvclub.com

Posted on 10:31 by Unknown

No comments

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Nên đi tu nghiệp sinh hay du học Nhật Bản vừa học vừa làm là điều mà nhiều người vẫn còn đang băn khoăn chưa biết phải lựa chọn con đường nào cho tương lai phía trước.

Đối chiếu giữa Du học Nhật vừa học vừa làm với Tu Nghiệp Sinh tại Nhật

TH NÀO LÀ ĐI TU NGHIP TI NHT

Đi tu nghiệp (tiếng Nhật: 研修 Kenshuu NGHIÊN TU) là đi học hỏi kỹ năng nghề nghiệp nào đó, đi tu nghiệp tại Nhật thông thường là bạn đến làm tại một công ty nào đó (ví dụ công ty cơ khí) và học hỏi kỹ năng của họ. Người đi tu nghiệp được gọi là “tu nghiệp sinh” (tiếng Nhật: 研修生 Kenshuusei NGHIÊN TU SINH). Nói nôm na ra thì bạn đi làm tại Nhật. Tuy ở Nhật có mức lương tối thiểu (thay đổi tùy theo vùng) nhưng bạn không được áp dụng luật này, do bạn không phải đang đi làm mà là “đi học nghề” (tức là “tu nghiệp”).

Mc đích, ni dung ca đi tu nghip sinh

Mục đích của đi tu nghiệp thường là để kiếm tiền. Việc đi tu nghiệp tại Nhật thường kéo dài 3 năm và bạn làm việc trong xưởng hay công ty của Nhật. Bạn không cần biết tiếng Nhật mà thường có người quản lý tu nghiệp sinh biết tiếng Nhật.
- Thời hạn tu nghiệp: 3 năm
- Yêu cầu tiếng Nhật: Không cần (có người quản lý biết tiếng Nhật)
- Yêu cầu chuyên môn: Đáp ứng được tay nghề các hãng xưởng yêu cầu
- Đầu tư ban đầu: Tiền đặt cọc (khoảng 8 ngàn USD)
- Kết quả / Số tiền kiếm được: Xem tính toán bên dưới

Tính toán tài chính cho đi tu nghip sinh

Dưới đây là chia sẻ của một bạn tu nghip sinh đã đi tu nghiệp ở một nhà máy cơ khí tại Saitama. Các bạn có thể tham khảo để tính kế hoạch tài chính cho mình.
Nơi tu nghiệp: Tỉnh Saitama
Năm đi tu nghiệp: 2009
Đặt cọc ban đầu để đi tu nghiệp: 8000 USD
Lương năm đầu: 70 ngàn Yên/tháng
Tiền nhà năm đầu: Được công ty chi trả
Lương năm thứ 2 và 3: 139,000 Yên/tháng
Tiền nhà năm 2, 3: Tự trả; Sau khi trừ tiền nhà, điện, nước còn dư 105,000 Yên/tháng
Về làm thêm:
Năm đầu: Làm thêm được 400 yên/giờ, từ năm 2: 1000 yên/giờ
Thời gian làm thêm: Tùy giai đoạn, ví dụ 2 giờ/ngày, làm cả ngày thứ 7, chủ nhật
Ngày nghỉ: Nghỉ 2 ngày thứ 7 và 4 ngày chủ nhật
Khi về được trả cọc: Được trả hết hoặc thành nhiều đợt tùy công ty.
Tiền vé máy bay: Tu nghiệp sinh không phải trả
Tiền ăn một tháng trung bình khoảng 10 ngàn ~ 20 ngàn Yên/tháng.
Tiền thu được ước lượng (sau 3 năm): 5 x 12 + 8 x 24 = 2,500,000 Yên ~ 3,000,000 Yên

Đánh giá chung về việc đi Tu nghệp sinh

Bạn có thể làm quen với cuộc sống Nhật Bản, tiếng Nhật và kiếm được một số tiền tương đối. Việc hc tiếng Nht sẽ không dễ dàng vì bạn phải đi làm 8 tiếng một ngày (nghỉ thứ 7, chủ nhật) và thường không có thời gian hay thể lực để theo học lớp tiếng Nhật tình nguyện (thường do quận/huyện nơi bạn sống tổ chức). Tuy nhiên, nếu bạn chịu khó tự học (học online trên web) và chịu khó đi các lớp tiếng Nhật dạy tình nguyện vào cuối tuần thì bạn cũng có thể nâng trình độ tiếng Nhật lên một mức khá (có lẽ khoảng N3). Việc đi làm chung với người Nhật cũng có thể giúp bạn rèn luyện giao tiếp cơ bản.

Nếu bạn muốn quay lại Nhật du học: Hãy tiết kiệm tiền và trau dồi tiếng Nhật lên khoảng cấp độ N3. Số tiền cần nộp ban đầu cho trường Nhật ngữ thường gồm 1 năm tiền học (khoảng 600 ngàn yên) và 6 tháng tiền ký túc xá (khoảng 180 ngàn yên), tiền nhập học và các chi phí nhập học (khoảng 100 ngàn yên), tổng cộng là khoảng 900 ngàn yên (tỷ giá hiện tại là tầm 200 triệu VND). Còn bạn học tiếng Nhật lên tầm N3 là để khi vào học rồi có thể đi xin việc làm thêm và trang trải chi phí sinh hoạt, học phí khi học tại Nhật.

TH NÀO LÀ ĐI DU HC NHT BN VỪA HỌC VỪA LÀM

Bạn sang Nhật học tiếng Nhật, học đại học, học cao đẳng, học nghề, ... Visa (thị thực, tức giấy phép cho bạn nhập cảnh và cư trú) của bạn là visa du học. Thường bạn sẽ phải gia hạn visa theo từng năm hoặc 2 năm (tùy trường hợp).

Nếu tiếng Nhật bạn đủ cao thì bạn có thể thi vào trường đại học, cao đẳng, trường nghề của Nhật mà không cần học tiếng Nhật tại Nhật. Thường thì bạn sẽ phải thi kỳ thi Du học sinh (日本留学試験 Nihon Ryugaku Shiken, thường gọi tắt là “thi Ryu”) và dùng điểm này để đăng ký thi vào trường đại học, cao đẳng của Nhật và thi theo kỳ thi trường tổ chức riêng cho du học sinh.

Tuy nhiên, thông thường bạn chưa biết nhiều tiếng Nhật như thế, nên bạn sẽ đăng ký vào học tại một trường Nhật ngữ trong tối đa 2 năm (visa cho việc học tiếng Nhật sẽ chỉ được cấp tối đa 2 năm). Trong vòng 2 năm đó bạn sẽ thi lên một trường đại học, cao đẳng, hay trường nghề nào đó và học tiếp. Khi tốt nghiệp, bạn có thể về nước hoặc xin việc và đi làm tại Nhật.

Thời hạn du học Nhật: Tối đa 2 năm học tiếng Nhật + Thời gian học cao đẳng, đại học, ... = 4 ~ 7 năm
Yêu cầu tiếng Nhật: Sơ cấp trở lên (tối thiểu N5)
Đầu tư ban đầu: Tiền nhập học, học phí 1 năm, ký túc xá 6 tháng (khoảng 900 ngàn Yên, tương đương 200 triệu – tháng 4/2013)
Kết quả: Ngoại ngữ (tiếng Nhật), bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm học tập / sinh sống / đi làm thêm tại Nhật, cơ hội đi làm lương cao tại Nhật.

Đánh giá chung về du học Nhật vừa học vừa làm

Du hc Nhật có thể là kinh nghiệm tuyệt vời của bạn mặc dù có thể khá vất vả vì bạn vừa học vừa làm. Tuy nhiên, thành quả bạn thu được không nhỏ và du học là sự đầu tư sinh lời trong lâu dài, ngược với đi tu nghiệp là sự đầu tư sinh lời trong ngắn hạn.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhocnhatban.ttvclub.com

Posted on 09:30 by Unknown

No comments

Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Goldenway Global Education xin chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn cần thiết cho các bạn Thực tập sinh - Du học sinh sang Nhật Bản làm việc và sinh sống.

1. Hành trang

Dưới đây là một số vật không thể thiếu khi bạn đi tu nghiệp sinh tại Nhật Bản:

Đồ dùng cá nhân: Máy tính, điện thoại, tư trang, văn phòng phẩm, máy nghe nhạc, thuốc, dầu xoa…

Tên và số điện thoại của người đón bạn ở sân bay, công ty và người phụ trách bạn tại Nhật

Ảnh 4×6 và 3×4 dùng cho việc làm các loại thẻ khi cần thiết

Các giấy tờ liên quan đến thông tin cá nhân, hồ sơ học tập, giấy chứng minh tài chính…

Tiền tiêu vặt

Nên kiểm tra xem hành lý có bị quá cân không trước khi ra sân bay, kiểm tra để tránh mang những đồ bị cấm, và dán tên vào mỗi vali đồ.

2. Tại các sân bay

Sân bay Việt Nam


Chuẩn bị và gói buộc hành lý gọn ghẽ, chắc chắn, dễ gửi với hành lý cần gửi, dễ mang/ xách với hành lý xách tay. Nên có một túi nhỏ luôn đeo bên mình để đựng các giấy tờ tuỳ thân và giấy tờ quan trọng liên quan đến nhà trường, người đón…

Kiểm tra vào sân bay: chuẩn bị vé máy bay, hộ chiếu. Nhân viên hàng không sẽ kiểm tra giấy tờ, xếp chỗ ngồi cho bạn trên máy bay, làm thủ tục gửi hàng nếu bạn yêu cầu, kiểm tra trọng lượng hàng xách tay của bạn xem đã hợp lệ chưa, dán mã số hàng bạn gửi vào mặt sau của vé máy bay. Nhớ gửi hàng đến sân bay cuối cùng trong hành trình của bạn. Giữ các phiếu ghi mã số hàng gửi cẩn thận để lấy lại hàng gửi khi bạn đến sân bay cuối cùng đó.
Khai tờ khai hải quan: bạn sẽ được yêu cầu khai tờ khai này để có thể xuất cảnh, chú ý khai đúng theo mẫu (giấy màu vàng, phát miễn phí tại các sân bay Việt Nam).

Mua lệ phí sân bay: nếu chưa được gộp trong giá vé máy bay, bạn cần mua bổ sung phí này, lệ phí là 14USD, có quầy riêng để bán lệ phí này ngay tại sân bay.

Kiểm tra an ninh: tuỳ sân bay, hàng hoá của bạn sẽ được kiểm tra an ninh trước hoặc sau khi làm thủ tục bay. Các nhân viên hải quan và scanner sẽ kiểm tra xem hàng hoá bạn mang có an toàn và hợp pháp không. Vì lý do an ninh, bạn tuyệt đối không mang theo các đồ cấm.

Kiểm tra hải quan: nhân viên hải quan sẽ kiểm tra giấy tờ tuỳ thân, vé máy bay… Bạn sẽ được yêu cầu nêu lý do xuất cảnh. Đối với các du học sinh lần đầu đi đến trường, lý do đương nhiên là du học và bạn cần nhớ các thông tin cơ bản như: bạn học ở trường nào, khoá học là gì, học trong bao lâu… tiện nhất là đưa cho họ xem thư mời học của trường.

Vào phòng đợi: đây là phòng đợi trước khi ra máy bay. Bạn nên cất vé máy bay, chỉ giữ lại thẻ lên máy bay trong đó ghi các thông tin về chuyến bay, số ghế ngồi… Tranh thủ rà soát lại giấy tờ xem còn đủ không, đi toilet, hoặc đọc sách… trong lúc chờ đợi.

Ra máy bay: chú ý loa gọi hoặc xem màn hình để biết giờ ra máy bay, chú ý xếp hàng khi ra máy bay, sau đó ngồi đúng chỗ, để hành lý xách tay lên cabin ngay trên đầu, làm theo các chỉ dẫn của hướng dẫn viên hàng không về các việc như: an toàn tài sản, tắt điện thoại di động, chú ý khi máy bay cất cánh, hạ cánh…, bạn có thể đọc báo của hàng không trên máy bay, tuy nhiên, tuyệt đối không lấy các vật dụng trên máy bay mặc dù chúng được bố trí để bạn dùng khi cần thiết, ví dụ phao bơi, mặt nạ thông khí… Bạn có thể sẽ bị giam giữ thậm chí ngồi tù nếu vi phạm các quy định trên.

Sân bay nước bạn


Khi máy bay hạ cánh, bạn nên tìm đến quầy “All other passport holders” hoặc “Asian passport holder” để làm thủ tục nhập cảnh.
Chào nhân viên nhập cảnh một cách lịch sự và đưa họ những giấy tờ cần thiết gồm: hộ chiếu, tờ khai nhập cảnh (thường được phát từ trên máy bay) và vé máy bay. Có thể họ sẽ hỏi bạn làm gì, ở đâu, làm trong bao lâu nên bạn hãy chuẩn bị sẵn câu trả lời hoặc giấy tờ để chứng minh. Nếu họ vẫn thắc mắc, đề nghị họ gọi đến công ty nơi bạn đăng ký làm tu nghiệp để hai bên tự giải quyết.

Bạn nhớ ký hiệu chuyến bay để ra băng chuyền lấy hành lý. Màn hình vô tuyến sẽ chỉ rõ hành lý của bạn được trả tại băng chuyền nào.

Tuyệt đối không mang hộ quà của người lạ gửi.

Bạn nên đến quầy thông tin để nhân viên hướng dẫn bạn cách bay tiếp hoặc cách di chuyển về nơi bạn ở bằng các phương tiện công cộng nếu cần.

3. An toàn

An toàn cá nhân: những nguyên tắc cơ bản

- Nếu thấy người lạ mặt có những hành vi khả nghi, hãy báo cho bảo vệ hoặc cảnh sát ở gần bạn nhất;

- Sử dụng hệ thống chuông báo động khi cần;

- Nếu cần phải đi đâu một mình, hãy nói với bạn cùng phòng, gia đình chủ nhà hay họ hàng nơi bạn đến và khi nào bạn sẽ về;

- Luôn khoá cửa phòng, tủ đồ đạc khi ra ngoài;

- Luôn mang theo ĐTDĐ và lưu các số điện thoại khẩn trong điện thoại;

- Không nên đi ra ngoài với người lạ, người mới quen hay người say;

- Đừng đọc số điện thoại của bạn nếu có ai gọi nhầm tới số máy của bạn, hãy hỏi họ đã gọi tới số nào và khuyên họ nên thử lại;

- Đừng nói với người gọi đến là bạn đang ở một mình. Dập máy khi nhận phải những cú điện thoại tục tĩu;

- Không cung cấp thông tin cá nhân cho người lại gọi tới;

- Báo với bảo vệ/ cảnh sát khi thấy những món đồ bị bỏ rơi hoặc đáng nghi;

- Chỉ mang theo người số tiền mặt cần thiết và thẻ tín dụng.

Khi đi đâu xa:

- Để ý xung quanh. Tránh đi đường tắt;

- Khi trời tối, nên đi cùng người quen hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng;

- Chọn đi những đường có hệ thống sáng, gần đường giao thông chính;

- Ghi nhớ những số điện thoại khẩn cấp, chắc chắn rằng có đủ tiền điện thoại trong suốt chuyến đi;

- Nếu mang theo ví tiền, hãy giữ cẩn thận bên mình;

- Không nghe headphone khi đi bộ một mình.

Nếu nhận thấy mình đang bị người khác bám theo:

- Băng qua phố và đổi hướng đi;

- Luôn nhìn lại phía sau để cảnh báo mình đã nhận ra họ;

- Ghi nhớ đặc điểm nhận dạng để có thể tả lại;

- Đi đến khu vực có đèn sáng và đông người;

- Thông báo sự việc với bảo vệ hoặc cảnh sát.

Trong một toà nhà

- Không bước vào thang máy cùng lúc với người có hành vi khả nghi. Báo lại với cảnh sát hoặc bảo vệ;

- Luôn khoá cửa phòng và khi có người gõ cửa thì phải hỏi rõ trước khi mở cửa;

- Luôn giữ những thứ có giá trị ở nơi có khoá, không để lung tung.

Trong xe ôtô


- Khóa xe nếu bạn không ở trong xe ôtô;

- Phải chú ý khu vực quanh xe, kiểm tra sàn, ghế sau của xe trước khi lên;

- Nên đậu xe ở chỗ sáng;

- Không nên để những thứ có giá trị ở những chỗ dễ thấy trên xe, nên để vào trong thùng xe;

- Không nên lái xe một mình vào buổi đêm;

- Không nên đi nhờ xe trên đường;

- Khoá cửa xe khi ở trong xe và tốt nhất là đóng cả cửa kính;

- Khi xe hỏng trên đường, nếu có người dừng lại muốn giúp, tốt nhất hãy nhờ người đó gọi điện giúp bạn hơn là đi nhờ xe;

- Nếu nhìn thấy ánh đèn xanh của cảnh sát phía sau, chưa nên lái xe vào lề đường ngay mà hãy để đến chỗ có ánh đèn hoặc đông người, cảnh sát sẽ hiểu sự lo ngại của bạn.

Nếu nghĩ mình đang bị theo dõi

- Hãy đến trạm cảnh sát hoặc cứu hoả, ký túc xá hoặc toà nhà gần nhất, hoặc chỗ đông người;

- Nếu không có khu vực nào an toàn gần đó thì hãy bấm còi xe thật to.

An toàn tài sản

- Luôn khoá cửa phòng khi ra ngoài, dù chỉ một lúc;

- Nên giữ số model, seri sản xuất của các thiết bị;

- Ghi ký hiệu cá nhân lên đồ vật của mình;

- Khi không sử dụng, cất máy tính và thiết bị khác vào phòng, khoá cửa;

- Viết tên của mình vào sách;

- Không để ví, cặp lung tung khi đang ở trong lớp, thư viện hay nhà ăn;

- Cất cẩn thận và không để trong xe giấy đăng ký xe, giấy tờ quan trọng, thẻ tín dụng, tiền hay giấy phép lái xe;

- Dựng xe đạp ở nơi có đèn sáng, đông người và khoá xe.

Sử dụng máy rút tiền tự động:

- Sử dụng máy rút tiền tự động ở nơi có nhiều người lui tới, có đèn sáng;

- Tránh đi đến máy rút tiền tự động một mình vào ban đêm;

Không đứng ngay tại máy rút tiền tự động để đếm tiền.

4. Điện thoại báo cho gia đình biết bạn đã đến nơi an toàn

- Gọi về máy cố định bấm 00 84 + mã vùng + số cố định, Ví dụ, gọi về Hà Nội mã vùng là “4” bạn sẽ bấm 00 84 4 + số cố định của gia đình bạn.
- Gọi về máy di động: 00 84 + số di động (bỏ số 0 đầu tiên). Ví dụ, số di động của gia đình bạn là 090 xxxxxxx thì bạn sẽ bấm: 00 84 90 xxxxxxx.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhocnhat.ttvclub.com

Posted on 08:41 by Unknown

No comments

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Tu nghiệp sinh là gì?

Mục đích của chương trình Tu Nghiệp Sinh là gì? Là được chính phủ Nhật Bản hỗ trợ tạo điều kiện để các công ty đào tạo nguồn nhân lực trong các lĩnh vực nghành nghề khác nhau. Tu Nghiệp Sinh sẽ được học và làm việc ở Nhật Bản là 3 năm.


Mục đích chính của chương trình đào tạo Tu Nghiệp Sinh là chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực nghề, sản xuất máy móc, đồng thời giúp các xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển. Theo tinh thần hợp tác thì Tu nghiệp sinh sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng). Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh” , được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng.

Thông thường khi Tu Nghiệp Sinh sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi Tu Nghiệp Sinh và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn 12.000 USD – 15.000 USD trong đó có từ 10.000 USD – 12.000 USD là tiền đặt cọc chống trốn. Vậy câu hỏi là tại sao lại phải đặt cọc chống trốn? Lý do thật đơn giản: Khi bạn Tu Nghiệp Sinh tại Công ty hay xí nghiệp nào của Nhật Bản, bạn phải làm việc tại đó cho đến hết hợp đồng (3 năm). Nếu Công ty đó phá sản hoặc hết hợp đồng, bắt buộc bạn phải về nước. Nếu bạn không trở về nước, bạn sống lưu vong bên Nhật, các công ty môi giới tại Việt Nam sẽ tịch thu số tiền đặt cọc đó của bạn.

Mọi thông tin tuyển tu nghiệp sinh về nước muốn quay lại Nhật du học liên hệ tại đây.

Địa chỉ tư vấn chương trình du học Nhật dành cho các đối tượng là tu nghiệp sinh mới về nước.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhocnhatban.ttvclub.com

Posted on 09:57 by Unknown

No comments

Thứ Năm, 26 tháng 9, 2013

Nếu so với lương làm việc của Tu Nghiệp Sinh (TNS) thì mức lương của du học sinh du học Nhật cao hơn. Hiện nay, các doanh nghiệp của Nhật Bản họ đầu tư làm ăn tại Việt Nam ngày càng mạnh mẽ vì vậy cơ hội nghề nghiệp và kiếm tiền trong tương lai của du học sinh sau khi tốt nghiệp du học Nhật về sẽ cao hơn.


Tu nghiệp sinh là gì?

Mục đích chính của chương trình đào tạo TNS là chính phủ Nhật Bản viện trợ, giúp đỡ cho Việt Nam đào tạo chuyên gia trong các lĩnh vực Nghề, Sản xuất máy móc, đồng thời giúp các Xí nghiệp của Nhật Bản đang thiếu nhân công trầm trọng một lượng nhân công giá rẻ từ các nước đang phát triển.

Theo tinh thần hợp tác thì Tu nghiệp sinh sẽ học và làm việc ở Nhật là 3 năm. Sau khi sang Nhật trong 10 tháng đầu tiên sẽ là huấn nghệ và họ sẽ nhận tiền trợ cấp huấn nghệ khoảng 70,000 yên/ tháng đến 80,000 yên/ tháng).

Sau 10 tháng huấn nghệ nếu thi đậu bằng nghề của Nhật thì sẽ được chuyển sang tư cách gọi là “Thực Tập Sinh”, được trả lương tương đương với mức lương người Nhật tập sự trong vòng 26 tháng còn lại khoảng 120,000 yên – 140,000 yên/ tháng.

Thông thường khi TNS sang Nhật thì toàn bộ chi phí họ không phải trả gì hết. Hãng Nhật tiếp nhận tu nghiệp sinh cũng sẽ được chính phủ trả tiền trợ cấp cho công việc huấn nghệ. Thế nhưng nếu bạn muốn đi TNS và qua các công ty môi giới ở Việt Nam, thông thường họ sẽ thu của bạn 12.000 USD – 15.000 USD trong đó có từ 10.000 USD – 12.000 USD là tiền đặt cọc chống trốn. Vậy câu hỏi là tại sao lại phải đặt cọc chống trốn?

Lý do thật đơn giản:

Khi bạn TNS tại Công ty hay Xí nghiệp nào của Nhật Bản, bạn phải làm việc tại đó cho đến hết hợp đồng (3 năm). Nếu Công ty đó phá sản hoặc hết hợp đồng, bắt buộc bạn phải về nước. Nếu bạn không trở về nước, bạn sống lưu vong bên Nhật, các công ty môi giới tại Việt Nam sẽ tịch thu số tiền đặt cọc đó của bạn.

Những mặt hạn chế của chương trình Tu nghiệp sinh

Hầu hết TNS tại Nhật Bản chẳng được đào tạo gì cả, một số ít thì được đào tạo sơ qua về tiếng Nhật và thực tế họ đang bán rẻ sức lao động của mình tại Nhật, do đó hầu hết các bạn TNS sau khi về nước không thể kiếm cho mình được một công việc cụ thể và lại tìm đường quay lại Nhật Bản với danh nghĩa Du học. Tuy nhiên một thực tế “đắng cay” là rất ít bạn TNS có cơ hội trở lại Nhật Bản để học tập do tìm không đúng các Công ty tư vấn du học Nhật có khả năng giúp các bạn sang Nhật du học do Các công ty đó không hiểu cách thức làm hồ sơ du học Nhật cho TNS sẽ khác rất nhiều so với làm Hồ sơ du học cho các bạn chưa từng đến Nhật.

Những ưu điểm của chương trình Du học Nhật Bản

• Chương trình du học Nhật Bản là chương trình đào tạo cho bạn một trình độ tiếng Nhật tối thiểu (từ 1-2 năm) để được chấp nhận vào học tập tại các trường Đại Học, Cao đẳng….tại Nhật. Hơn thế nữa theo quy định của chính phủ Nhật Bản, du học sinh du học Nhật được phép đi làm thêm trong thời gian học tập, khoản lương này tính trung bình vẫn cao hơn rất nhiều so với các bạn đi TNS.
Chi phí du học Nhật phải bỏ ra ít hơn nhiều so với các bạn đi TNS.
• Sau khi học xong các trường đào tạo tiếng Nhật, các bạn có thể theo học Đại Học, Cao Đẳng… tại Nhật. Sau khi tốt nghiệp Đại Học, Cao Đẳng các bạn được phép ở lại Nhật Bản làm việc (tối thiểu 5 năm) và rất nhiều cơ hội định cư.
• Với tấm bằng tốt nghiệp Đại học của Nhật, lương của bạn ở Việt Nam cao hơn ít nhất 3 lần so với các bạn tốt nghiệp ở Anh, Úc, Singapore…

Thông tin chi tiết du học Nhật Bản vừa học vừa làm bạn có thể ghé thăm website: http://duhocnhatban.ttvclub.com

Địa chỉ tư vấn du học Nhật uy tín tại TP. HCM.

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 7300 9301 – (08) 2203 0229 – Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com

Posted on 10:25 by Unknown

No comments

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Hiện tại số lượng tu nghiệp sinh (TNS) người Việt Nam tại Nhật Bản đã lên đến con số hơn 3 ngàn người và nhiều người trong số đó sau khi kết thúc thời gian tu nghiệp lại có mong muốn được tiếp tục sang Nhật du học và tìm kiếm tương lai cho mình. Tuy nhiên hồ sơ du học Nhật cho các tu nghiệp sinh có nhiều điền kiện hơn so với các đối tượng khác, và có những hồ sơ du học Nhật đã không được Cục quản lý nhập cảnh của các tỉnh thành ở Nhật Bản cấp Tư cách lưu trú vì các vấn đề sau:



- Thông tin khai trong hồ sơ du học Nhật không khớp với thông tin đã khai trong lần làm hồ sơ đi tu nghiệp
- Trình độ tiếng Nhật không đạt yêu cầu (N4)
- Thời gian trở về Việt Nam dưới một năm
- Sau khi về Việt Nam không làm công việc liên quan với công việc đã tu nghiệp ở Nhật.

Chính sách mới của Nhật Bản đối với các đối tượng muốn du học là TNS

Từ kỳ nhập học trong năm 2013, Cục quản lý nhập cảnh Tokyo đã có thông báo về việc nới lỏng điều kiện xét hồ sơ du học Nhật dành cho tu nghiệp sinh như yêu cầu về thời gian sinh sống tại Việt Nam 3 năm sau khi kết thúc thời hạn tu nghiệp ở Nhật thuộc các thành phố lớn như Tokyo và trên 1 năm đối với các khu vực khác, yêu cầu phải làm công việc liên quan với công việc đã tu nghiệp trước đây. Với những điều kiện du học Nhật đó, số lượng đơn xin du học Nhật Bản của các cựu tu nghiệp sinh Việt Nam đã tăng vọt, và chính điều này đã làm cho các Cục quản lý nhập cảnh trở nên thận trọng hơn trong việc xem xét hồ sơ và cấp Tư cách lưu trú. Và thực tế cho thấy dù điều kiện xét hồ sơ du học Nhật đã được nới lỏng, nhưng số lượng cựu tu nghiệp sinh được cấp Tư cách lưu trú cũng không thể gọi là nhiều. Vậy để hồ sơ được cấp Tư cách lưu trú thì các cựu tu nghiệp sinh cần chú ý những điểm sau:

1. Thống nhất về thông tin cá nhân trong hồ sơ du học và hồ sơ đi tu nghiệp trước đó

Nếu thông tin cá nhân của cựu tu nghiệp sinh trong lần làm hồ sơ du học Nhật không khớp với thông tin đã khai khi làm hồ sơ đi tu nghiệp thì Cục quản lý nhập cảnh Nhật sẽ đánh giá hồ sơ khai không đúng sự thật, và họ sẽ tuyệt đối không cấp Tư cách lưu trú cho các hồ sơ này. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau trong hai bản thông tin cá nhân này? Đó là do công ty phái cử lao động đã khai thông tin của tu nghiệp sinh không đúng sự thật để hồ sơ dễ dàng được Cục quản lý nhập cảnh chấp nhận hơn. Các thông tin sai sự thật thường là về trình độ học vấn, công ty làm việc, v.v...

Vì vậy để tránh những sai sót về thông tin cá nhân, trước khi làm hồ sơ du học Nhật các cựu tu nghiệp sinh cần liên hệ với công ty phái cử lao động đã làm hồ sơ tu nghiệp cho mình để xin lại Đơn xin cấp tư cách lưu trú (Application for Certificate of Eligibility) mà công ty đã khai và nộp cho Cục quản lý nhập cảnh.

2. Nội dung công việc sau khi về nước

Mục đích của chương trình tu nghiệp sinh là để đào tạo kỹ thuật cho người lao động (tu nghiệp sinh) nên sau khi về nước thì tu nghiệp sinh có nghĩa vụ phải cống hiến kiến thức đã tiếp thu cho đất nước. Vì vậy nếu cựu tu nghiệp sinh sau khi về nước không làm đúng chuyên môn và không có giấy chứng nhận công việc liên quan đến công việc đã làm ở Nhật thì khả năng không được cấp Tư cách lưu trú là rất cao.

3. Thời gian trở về Việt Nam

Theo yêu cầu của Cục quản lý nhập cảnh thì thời gian từ khi trở về Việt Nam đến lúc làm hồ sơ du học phải trên ba năm đối với các thành phố lớn như Tokyo và một năm đối với các khu vực khác, vì vậy các cựu tu nghiệp sinh đừng vội vã trong việc làm hồ sơ du học Nhật nếu thời gian trở về Việt Nam chưa đến thời hạn nhé.

4. Trình độ tiếng Nhật

Yêu cầu về trình độ tiếng Nhật dành cho đối tượng cựu tu nghiệp sinh là N2 (2kyu), vì vậy các cựu tu nghiệp sinh hãy cố gắng trao dồi khả năng Nhật ngữ của mình nhé.

5. Hãy thận trọng trong việc làm hồ sơ du học Nhật

Vì Cục quản lý nhập cảnh ở Nhật khá nghiêm khắc trong việc xem xét hồ sơ và cấp Tư cách lưu trú nnên cựu tu nghiệp sinh hãy thật thận trọng trong việc chuẩn bị hồ sơ du học Nhật nhé. Trường hợp hồ sơ chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng đủ yêu cầu thì đừng nên nộp hồ sơ ngay mà hãy bổ sung cho đến khi hoàn thiện, vì một khi hồ sơ không được Cục quản lý nhập cảnh cấp Tư cách lưu trú thì khả năng được quay lại Nhật của cựu tu nghiệp sinh đó gần như bằng không.

Điều kiện xét hồ sơ du học Nhật đối với cựu tu nghiệp sinh khá khó nhưng số lượng cựu tu nghiệp sinh quay lại Nhật với tư cách là du học sinh ngày càng tăng. Vì vậy các cựu tu nghiệp sinh hãy tìm hiểu kỹ đầy đủ thông tin về hồ sơ du học để thực hiện ước mơ của mình nhé.

Để được tư vấn thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhoc.ttvclub.com

Posted on 08:52 by Unknown

No comments

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Những năm gần đây, Trung Quốc có số lượng tu nghiệp sinh (TNS) ở Nhật Bản cao nhất nhưng tỷ lệ trốn lại thấp nhất (chỉ vài %). Trong khi đó, Việt Nam có số lượng TNS ít nhất (khoảng 20.000 người/năm) lại đứng đầu về tỷ lệ bỏ trốn cao (gần 30%). Nghịch lý này bắt nguồn từ đâu? 
 

Sai một ly…

Kim Th. và Minh Qu. làm việc ở Nghiệp đoàn Yamagata (tỉnh Aichi). Cách đây hai năm, họ bỏ trốn ra ngoài, sống và làm việc bất hợp pháp. Thế nhưng, khi ra khỏi nhà máy, họ mới vỡ lẽ là mọi chuyện không giống như những lời đường mật bịp bợm của giới “cò” lao động. Ai là “cò” lôi kéo các TNS bỏ trốn? Đó là một số người Việt sống lâu năm tại Nhật và các TNS đã bỏ trốn đang sống bất hợp pháp.
Cũng giống như các TNS bỏ trốn khác, hàng ngày, Th. và Q. phải chịu sự dẫn dắt của bọn “cò” này. Họ thuê nhà cho hai cô và móc nối đưa hai cô đi làm việc bất hợp pháp ở những nhà máy cần lao động. Sống vất vưởng ở bên ngoài, không có ai bảo vệ, bị chủ bóc lột, quịt lương, Q. và Th rủ nhau đi… ăn cắp!

Trong đợt truy quét cách đây không lâu, Th., bị cảnh sát Nhật Bản bắt tại thành phố Yao (tỉnh Aichi). Còn Qu., thì bị cảnh sát bắt giữ lúc đang ăn cắp trong siêu thị. Họ bị giữ tại trại của Cục Xuất nhập cảnh Nagoya và bị trục xuất về nước. Chị Huỳnh Mỹ Linh, đại diện cho Nghiệp đoàn Toyota, trực tiếp chăm sóc TNS cho biết: “Mới đây, có một số TNS thuộc các nhà máy của Nghiệp đoàn Toyota rủ nhau trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp. Nhưng làm chui được 3 tháng, họ “thấm đòn” và năn nỉ chúng tôi xin cho về nhà máy làm việc lại. Chẳng chủ sử dụng nào dám nhận lại
Ông Yoshinnao Makimura, Phó Tổng Giám đốc Nghiệp đoàn Toyota thẳng thắn: “Hầu hết các em trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp đều đối mặt với rủi ro như không có chế độ bảo hiểm khi bệnh tật (ở Nhật không có bảo hiểm thì không thể đủ tiền để chi trả khi bệnh tật). Họ không có ai bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi bị chủ sử dụng lao động quịt lương, sa thải. Từ những việc làm này của TNS, hình ảnh, thương hiệu của lao động VN đang bị lu mờ và nguy cơ mất thị trường cũng đang cận kề".

... đi một dặm

Cũng vì tỷ lệ lao động VN bỏ trốn ở các nghiệp đoàn gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất chung, nhiều nhà máy ở Nhật Bản đã chuyển hướng tiếp nhận TNS ở các nước khác.
Ông Koya Mackawa tiếc rẻ nói: “Chúng tôi thích nhận TNS VN hơn các nước khác vì họ nhanh nhẹn tháo vát, chịu khó. Hơn thế nữa, văn hóa, phong tục của người VN rất gần với người Nhật chúng tôi. Thế nhưng, việc TNS bỏ trốn ngày càng nhiều khiến chúng tôi phải chuyển hướng sang các nước khác. Chúng tôi cần những người biết học nghề và làm việc thật sự”.
Đâu là nguyên nhân dẫn đến thực trạng TNS VN bỏ trốn ngày càng nghiêm trọng? “Ý thức của TNS thấp là nguyên nhân chính”, ông Lê Văn Thanh, Tham tán Đại sứ quán VN tại Nhật, Trưởng ban Quản lý lao động VN tại Nhật Bản nhận định. Họ chỉ nghĩ đến lợi ích kinh tế trước mắt mà quên đi lợi chung của chương trình TNS của Nhật dành cho các nước, trong đó có VN.
Gặp chúng tôi ở Tokyo, N.T.T.H. (quê ở nghệ An) tỏ ra rất bối rối. Cô đã bỏ trốn cùng người bạn trai khi hợp đồng sắp kết thúc.
Sau 3 năm sống bất hợp pháp, cô nói thật lòng: “Bọn em không muốn sống chui nhủi như thế này nữa. Sống như thế này có nhiều cái khổ lắm. Thế nhưng trở về nước thì làm gì để sống. Vả lại, em cũng đã quen cuộc sống ở bên này. Thôi thì, được ngày nào hay ngày đó”.
Mỗi người có một lý do riêng nhưng rõ ràng khi bỏ trốn, các TNS đều rất vô ý thức với trách nhiệm và vị trí của mình. Chính các TNS bỏ trốn đã cướp đi cơ hội đến Nhật Bản tu nghiệp của nhiều lao động VN khác.
Tiếp xúc với chúng tôi, các chủ doanh nghiệp Nhật Bản đều thẳng thắn: họ không thể tuyển lao động ở những nước có tỷ lệ bỏ trốn cao. Để đảm bảo kế hoạch sản xuất của mình, họ đành phải chuyển hướng tiếp nhận Tu nghiệp sinh của các nước ít bỏ trốn hơn.
CÔNG TY DU HỌC GOLDENWAY GLOBAL EDUCATION
Địa chỉ: 52A Nguyễn Bỉnh Khiêm, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: (08) 6291 0930 – (08) 2203 0229 - Hotline: 090 666 4229
Email: dung@goldenway.edu.vn (hoặc) edu.goldenway@gmail.com
Website: http://duhocnhat.ttvclub.com

Posted on 11:52 by Unknown

No comments